Bếp được xem là nơi giữ lửa, là nơi sum họp ấm cúng của cả gia đình và đây là không gian không thể thiếu trong nhà chúng ta. Nhưng là thế nào để có được một căn bếp vừa hợp lí vừa mang lại vẻ đẹp cho trong gian sống trong nhà của mình?
Homenay sẽ chia sẻ đến mọi người vài lưu ý cần thiết để tạo nên một căn bếp đầy đủ công năng và tiện lợi nhé!
1. Sự tính toán về công thái học hợp lí trong không gian bếp
Ứng dụng nguyên tắc công thái học vào nội thất nhà ở là một trong những nền tảng giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả cho không gian sống.
Xét ở góc độ thiết kế, việc tổ chức một ngôi nhà khoa học hơn góp phần không nhỏ vào mức độ hạnh phúc của người cư ngụ. Một trong những yếu tố quyết định tính tiện nghi, thoải mái chính là công thái học. Công thái học là môn khoa học nghiên cứu sự tương thích giữa con người với các yếu tố khác của hệ thống và công việc thông qua áp dụng lý thuyết, nguyên tắc, số liệu và các phương pháp thiết kế để tối ưu hoá hiệu quả, sự thoái mái và tính an toàn. Kết hợp công thái học vào thiết kế các khu vực khác nhau trong nhà có thể cải thiện không gian sống của bạn.


2. Tủ bếp trên

Tủ bếp đặc biệt là hệ tủ treo nên được đặt ở độ cao phù hợp, sao cho bạn không phải khó khăn khi tiếp cận với đồ đạc. Nếu gặp khó khăn khi lấy đồ, bạn có thể lắp ngăn kéo để dễ dàng lấy đồ đạc hơn. Chiều cao tay với chỗ ngăn cao nhất của tủ bếp trên không quá 530mm, bạn sẽ không muốn mỗi lần lấy đồ phải đi lấy ghế hoặc bậc thang đâu. Đối với những tủ lưu trữ ít xài ở độ cao xa tầm với nên có ghế bậc thang từ 450mm – 550mm. Chiều sâu tủ chuẩn 300mm và khoảng cách từ tủ bếp dưới đến đáy tủ bếp trên không thấp quá 450mm.

3. Tủ bếp dưới
Khu vực góc tủ bếp cũng là nơi khó tiếp cận. Vì thế, một số giải pháp công năng thông minh đã được tích hợp cho tủ bếp. Bạn có thể yêu cầu đơn vị thiết kế tích hợp chúng cho tủ bếp của mình.
Tủ sàn bếp nên có chiều cao tính từ sàn lên khoảng 870mm, cách khuỷu tay bạn 15cm và tạo với khuỷu tay góc 90 độ. Đây là kích thước chuẩn, giúp cho thao tác của bạn thuận tiện hơn. Kích thước này cũng sẽ ngăn không cho cổ và vai bị căng, cũng như không phát sinh vấn đề đối với cột sống của bạn.


4. Hướng đi

Không gian này cần đảm bảo yếu tố dễ tiếp cận, dễ sử dụng. Điều này đã được chứng minh qua rất nhiều năm “tương tác với căn bếp” trong cuộc sống hàng ngày của chính người sử dụng.
Một chuỗi thao tác lấy thức ăn từ tủ lạnh (khu vực dự trữ thực phẩm tươi), mang ra khu vực chậu rửa chế biến, tiếp túc nấu nướng ở khu bếp liền kề đó… Tất cả đều được thực hiện một cách mượt mà, không lộn xộn là nhờ không gian và công năng được bố trí rất hợp lý. Hãy thử nghĩ các không gian được bố trí ngược nhau, người sử dụng sẽ chạy quanh căn bếp để lấy những thứ mình mong muốn không theo logic và thói quen nấu nướng? Điều đó chắc hẳn sẽ là sự phiền toái nhất mà không một bà nội trợ nào muốn gặp phải.

Nguồn hình: Pinterest